top of page
< Trở về

SpaceX, Blue Origin và Virgin Galactic: Những điều bạn chưa biết

Topic: 

Ngành kinh tế

Update Date:

5 tháng 8, 2021

Tóm tắt sự kiện

Jeff Bezos, Elon Musk và Richard Branson có tổng giá trị tài sản ròng là 400 tỷ USD, xấp xỉ quy mô GDP của cả Ireland. Và cả ba người đàn ông đã quyết định dồn số tiền khổng lồ của mình vào việc theo đuổi giấc mơ du hành vũ trụ của họ, tạo ra một cuộc chạy đua không gian hiện đại cho những người siêu giàu. Tuần vừa rồi, chúng ta đã chứng kiến hai tỷ phú Jeff Bezos và Richard Brandson bay ra ngoài vũ trụ trên con tàu của chính mình. Hãy xem chúng ta đã bỏ lỡ những điều gì:

1. Jeff Bezos và Richard Brandson là hai tỷ phú đầu tiên bay ra ngoài vũ trụ trên con tàu của mình, không phải Elon Musk. Trong khi Elon Musk sáng lập ra Space X, công ty lập nhiều kỷ lục trong ngành hàng không vũ trụ, thì Musk lại đi sau hai đối thủ đã lên vũ trụ trước là Jeff Bezos bán sách (Amazon) và Richard Brandson bán băng đĩa (Virgin Records). Tư trước đến nay, Elon Musk mới chỉ bay cao nhất trên chiếc máy bay tư nhân của Musk (G550) ở độ cao 15 km so với mực nước biển - thấp hơn nhiều so với ranh giới 100 km so với mức nước biển để được tính là đã ra ngoài vũ trụ. Elon Musk có nhiều lần tweet về khả năng có thể bay lên vũ trụ, tuy nhiên hiện nay chưa có kế hoạch hay chuyến bay cụ thể nào của SpaceX đối với nhà sáng lập lâu năm này.


2. Chiều cao của Virgin Galactic là 18m, gần bằng với con tàu Blue Origin 19m, tuy nhiên chỉ bằng 1/4 chiều cao so với con tàu vũ trụ kiểu mẫu của SpaceX để đi thám hiểm các hành tinh Falcon 9 (70m). Có nghĩa là những con tàu này chỉ được thiết kế để vượt qua tầng khí quyển và lượn vòng quanh trái đất một chút chứ không hề có khả năng bay sang các hành tinh khác. 


3. Hình dáng của con tàu Blue Origin thật kỳ lạ nhưng đó không phải ảnh chế mà là hình dáng thật của con tàu dựa trên nguyên tắc khí động học. Ở phần đầu là khoang người lái, chỉ nằm gọn trong cái nắp nhỏ và toàn bộ phần thân phía sau là ống nhiên liệu. Trong lượng chính của con tàu cũng nằm hầu hết ở phần chứa nhiên liệu này. Tên cụ thể của con tàu là New Shephard, còn con tàu của Virgin Galactic là SpaceShip Two.


4. Chuyến bay của Blue Origin chỉ kéo dài được 10 phút, trong khi Virgin Galactic bay được gần 2 tiếng đồng hồ không nghỉ. Đúng là hình dáng với kích thước không quan trọng lắm. Thực tế thì hai phi thuyền có cơ chế bay khác nhau và nhiên liệu sử dụng cũng khác nhau, tuy nhiên thiết kế của Blue Origin vẫn cho hiệu suất đốt tốt hơn với lực đẩy lên tới 490kN so với 310kN của Virgin Galactic. Tuy nhiên, mục đích của Blue Origin là vượt qua ngưỡng 100km so với mực nước biển để thực sự được tính là "bay vào vũ trụ" còn Virgin Galactic theo lý thuyết vẫn chỉ mới tính là lượn lờ ở ngoài tầng khi quyền mà thôi. Con số chính xác về độ cao đạt được của Blue Origin là 105 km còn Virign Galactic chỉ là ~90km.


5.  Những chuyến bay này không hề rẻ một chút nào. Các chuyến đi trên tàu VSS Unity của Virgin Galactic sẽ tiêu tốn của hành khách 250.000 đô la mỗi người. Một chiếc ghế trên chiếc tàu New Shepard của Blue Origin đã được bán đấu giá 28 triệu USD vào tháng 6. Và bốn hành khách đi lên ISS trên SpaceX's Crew Dragon sẽ trả 55 triệu đô la/ đầu người. 


6. Mục đích cuối cùng của việc bay ra ngoài vũ trụ. Là để phát triển mảng kinh doanh vệ tinh của các tỷ phú này. Elon Musk có Starlink - mạng internet vệ tinh với tham vọng phủ sóng toàn cầu thay thế cho mạng cáp quang. Jeff Bezos với tham vọng phủ sóng mạng lưới data center của Amazon Web Service (AWS). Và Richard Brandson với tham vọng phát triển Virgin Orbit, giống như Starlink của Elon Musk. Ngoài ra, ngân sách cho NASA và ngành hàng không vũ trụ của Mỹ ngày càng tăng trong những năm gần đây, với tăng trưởng gần 6%/năm và chiếm gần 1% tổng ngân sách khổng lồ của chính phủ Mỹ. Vì vậy, chỉ riêng thị trường này đã mang lại mảnh đất màu mỡ để ba công ty này phát triển trong giai đoạn tiếp theo.


bottom of page