Pfizer & Moderna: Lịch sử hai ông bầu vaccine & sự thành công của vắc xin mRNA
Topic:
Doanh nghiệp
Update Date:
5 tháng 8, 2021
Tóm tắt sự kiện
Sau ba tháng kể từ khi ca nhiễm Covid 19 lần đầu tiên được phát hiện, Moderna đã phát triển vaccine và tiến hành thí nghiệm lâm sàng vaccine trên người (giai đoạn 1 ngày 16 tháng 3 năm 2020), trong khi Pfizer-BioNTech bắt đầu hai tháng sau, vào ngày 5 tháng 5, 2020. Sau đó, Pfizer-BioNTech’s trở thành vaccine đầu tiên trên thế giới được cấp phép khẩn cấp để chống lại Covid-19. Và hai vắc xin này cũng chính thức là hai vắc xin mRNA có hiệu quả nhất cho tới thời điểm hiện tại.

1. Lịch sử thành lập
Pfizer Inc (NYSE: PFE) là một công ty dược phẩm sinh học có trụ sở nghiên cứu tại Hoa Kỳ. Công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán vào tháng 6 năm 1942 và đã hoạt động được hơn 170 năm. Trong khi đó, Moderna Inc cũng là một công ty của Mỹ, nhưng lại được thành lập muộn hơn vào năm 2010. Moderna chuyên về công nghệ mRNA để phát triển các liệu pháp điều trị và vaccine, trong đó vaccine mRNA-1273 COVID 19 sẽ là sản phẩm thương mại hóa đầu tiên của họ.
2. Sản xuất vắc xin cần thông qua những quá trình kéo dài
Để được cung cấp ra thị trường, vaccine phải trải qua 5 giai đoạn chính.
Nghiên cứu: 2 đến 5 năm. Hầu hết các vắc xin đều thất bại tại giai đoạn này.
Thử nghiệm lâm sàng: 2 năm.
Thử nghiệm rộng rãi có thể kéo dài đến 4 năm
Xem xét và Phê duyệt mất 1 năm. Mặc dù vắc xin có hiệu quả nhưng nhiều vắc xin không vượt qua được kiểm nghiệm về độ an toàn sức khỏe trong dài hạn.
Cuối cùng, giai đoạn Sản xuất & Phân phối sẽ cần một khoảng thời gian tùy thuộc vào khả năng sản xuất và lưu trữ của mỗi công ty.
Thông thường, một vaccine sẽ mất khoảng 5 năm để đạt đến giai đoạn thử nghiệm trên người và có thể là 10 năm để có thể được cấp phép đầy đủ. Loại vaccine được hoàn thiện nhanh nhất trước vắc xin Covid là vaccine điều trị quai bị năm 1967, mất 4 năm để thương mại hóa. Vậy làm thế nào mà Pfizer và Moderna xoay sở để nghiên cứu được vaccine sử dụng cho người trong một khoảng thời gian ngắn như vậy?
3. Bí mật nằm ở công nghệ mRNA và cả một quá trình nghiên cứu trước đó
Đầu tiên, cả Pfizer và Moderna đều sử dụng công nghệ sản xuất vắc xin mới, mRNA. Để giải thích cho dễ hiểu, công nghệ mRNA là sử dụng các chuỗi DNA của tế bào virus, cắt nó làm đôi và gắn vào DNA của các tế bào miễn dịch. Thay vì phương thức vắc xin truyền thống là tiêm những cá thể virus đã suy yếu vào cơ thể để cơ chế miễn dịch phát triển dần dần (thường mất từ 4 đến 6 tuần để đạt được miễn dịch đầy đủ), phương thức mRNA đưa đầy đủ các mẩu thông tin cần thiết về virus trực tiếp ngay vào hệ thống miễn dịch để có thể có lớp tường phòng vệ đầy đủ chỉ trong vòng 1 đến 2 tuần với hiệu quả bảo vệ cao hơn từ 20% đến 30%.
Thứ hai, yếu tố chuyên môn cao về các vắc xin liên quan tới Covid. Trước khi bùng phát dịch Covid, cả Pfizer và Moderna đều đã dành nhiều năm nghiên cứu và tìm hiểu về các loại virus khác nhau, trong số đó bao gồm Hội chứng hô hấp cấp nghiêm trọng (SARS), xuất hiện vào năm 2002, và Hội chứng viêm đường hô hấp Trung Đông (MERS) vào năm 2012. Và loại virus corona mới, SARS-CoV-2, là một phần của họ nhà coronavirus bao gồm SARS và MERS. Do đó, mặc dù các công ty này vẫn chưa có vaccine phòng SARS và MERS, những nghiên cứu trong nhiều năm trước đã hỗ trợ phát triển vaccine Covid 19.
Pfizer bắt đầu hợp tác chiến lược với BioNTech vào đầu năm 2018 với mục tiêu cùng phát triển vaccine cúm trên nền tảng mRNA, và dự án này sau đó được phát triển thành vaccine Covid 19. Pfizer đã đóng góp chuyên môn sâu rộng của mình vào việc nghiên cứu và phát triển, khả năng quản lý và mạng lưới sản xuất và phân phối toàn cầu, trong khi BioNTech hỗ trợ việc cung cấp vaccine lâm sàng và các cơ sở sản xuất mRNA. Sự hiểu biết và hợp tác được thiết lập trong nhiều năm đã mang lại cho họ lợi thế to lớn trong việc phát triển vaccine lần này (source).
Tương tự, Moderna cũng không bị bỏ lại phía sau. Ngay sau khi Moderna công bố kế hoạch bắt đầu phát triển vaccine Covid, họ đã kêu gọi được tài trợ từ Liên minh Sáng kiến Đối Phó Dịch bệnh ( CEPI- Coalition Epidemic Preparedness Innovations) để đẩy nhanh quá trình phát triển. Ngoài ra, Moderna cũng thiết lập sự hợp tác với Trung tâm Nghiên cứu Vắc xin (VRC - Vaccine Research Centre) thuộc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia (NIAID - National Institute of Allergy and Infectious Disease ), một phần của Viện Y tế Quốc gia để thiết kế vaccine (source). Những sự hợp tác chiến lược này đã cung cấp cho Moderna nguồn tài chính và khả năng tiếp cận các nguồn lực dồi dào về R&D mà nội bộ họ thiếu.
Nhìn chung, các nhân tố này có thể đã rút ngắn quá trình phát triển vaccine, dẫn đến việc vaccine được đẩy ra dưới sự cấp phép khẩn cấp trong một khoảng thời gian ngắn như vậy. Nhưng, trên thực tế, có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự thành công.
4. Và nghiên cứu vắc xin là một quá trình của sự may mắn
Yếu tố may mắn là một chất xúc tác rất quan trọng cho sự thành bại của vắc xin. Trung bình, tỷ lệ thất bại trong phát triển vaccine có thể cao đến 93%. Ban đầu, có thể có đến hơn 100 loại vaccine tiềm năng. Tuy nhiên, trải qua các giai đoạn, phần lớn sẽ bị loại bỏ. Ví dụ, có thể lên tới 100 loại vaccine xuất hiện ở giai đoạn Phát hiện và Nghiên cứu, nhưng chỉ khoảng 20 vắc xin sẽ tiếp tục tiến tới giai đoạn Tiền Lâm sàng, 10 vắc xin tiến tới Giai đoạn 1, sau đó 5 vắc xin tiến tới Giai đoạn 2, và cuối cùng là có thể chỉ 1 loại vắc xin đạt đến Giai đoạn 3 và Giai đoạn Phê duyệt (source). Trong trường hợp này, Pfizer và Moderna có vẻ là số ít may mắn đó.