top of page
< Trở về

Bí mật về hồ sơ Pandora: Thông tin gì đã được hé lộ?

Topic: 

Kinh tế vĩ mô

Update Date:

7 tháng 10, 2021

Tóm tắt sự kiện

Hồ sơ Pandora bao gồm 11,9 triệu tài liệu bao gồm emails, bản ghi nhớ, hồ sơ thành lập, ảnh, tệp ghi âm của 29 nghìn công ty vỏ bọc ở nước ngoài. Những công ty vỏ bọc này được thành lập bởi 14 công ty tư vấn luật - tài chính trên toàn cầu cho hơn 330 chính trị gia, tỷ phú, nhà lãnh đạo thế giới, các sao hạng A với nghi vấn nhằm rửa tiền, trốn thuế, chi tiêu bất hợp pháp,... Những tài liệu từ hồ sơ Pandora cho thấy những công ty tư vấn thường được trả tiền để thành lập các chủ thể pháp lý, các công ty vỏ bọc, quỹ tín thác ở một nước thứ 3, một thiên đường thuế, nhằm giúp các nhân vật tầm cỡ mua bất động sản, tích trữ tài sản, chi tiêu mua sắm qua một hình thức hợp pháp là đầu tư vào công ty vỏ bọc có kinh doanh ngành nghề đó.

Trong hồ sơ Pandora, chúng ta nhìn thấy một số trường hợp khá thú vị. Chẳng hạn như vua Jordan Abdullah II đã tích lũy khoảng 100 triệu USD tại Hoa Kỳ và Anh thông qua hoạt động kinh doanh của các công ty trung gian. Sau đó ông dùng số tiền này chuyển qua các công ty vỏ bọc được đăng ký tại thiên đường thuế dưới hình thức đầu tư nắm cổ phần để thâu tóm các bất động sản tại Malibu, Nam California, Washington và London từ năm 2003 đến năm 2017.


Hay Tony Blair, thủ tướng Vương quốc Anh (1997 - 2007), đã trở thành chủ sở hữu của một tòa nhà thời Victoria trị giá 8,8 triệu USD vào năm 2017 bằng cách mua lại một công ty tại British Virgin Islands có sở hữu tòa nhà đó và  hiện công ty này cũng đang đứng tên của vợ ông. Công ty này trước đó thuộc sở hữu của gia đình Bộ trưởng Du lịch và Công nghiệp Bahrain, Zayed Bin Rashid al-Zayani. Cuộc điều tra cho thấy việc mua cổ phần của công ty thay vì mua trực tiếp tòa nhà ở London đã tiết kiệm cho ông Blairs hơn 400.000 USD tiền thuế bất động sản. Cả Blairs và al-Zayanis đều cho biết ban đầu họ hề không biết thông tin về người thỏa thuận. Về phía al-Zayanis, luật sư của ông cho rằng họ đã tuân thủ đúng luật pháp của Vương quốc Anh.


Trong hồ sơ Pandora, những địa điểm bị rò rỉ thông tin và được nhắc đến thường xuyên nhất trong danh sách thiên đường thuế bao gồm quần đảo Virgin (Anh), Panama, UAE, US (South Dakota, Florida, Nevada và một số bang khác ở Mỹ). Cụ thể hơn, Panama là địa điểm thường xuyên có giao dịch trong hồ sơ Pandora, với 20% số tài liệu trong hồ sơ Pandora có liên quan đến các công ty tại quốc gia này.


Trong bộ hồ sơ của Pandora, cũng có nhiều tranh cãi xung quanh việc có hay không việc rửa tiền bất hợp pháp của những nhân vật được đề cập. Tuy nhiên trong hồ sơ Pandora cũng có những case khá rõ ràng, số đó có thể kể đến 20 cá nhân Phần Lan đã bị xét xử là tội phạm tài chính, bao gồm cái tên Tuomo Ahonen, một tội phạm bị truy nã gắt gao tại châu Âu. Các báo cáo của Pandora tiết lộ rằng Ahonen đã thành lập một công ty có tên Phoenix Black Fire Limited ở Belize, Trung Mỹ vào năm 2014 trong khi đang chạy trốn. Ahonen đã bị chính quyền bắt vào năm 2018 nhưng anh ta đã trốn thoát trước khi đối mặt với cáo buộc rửa tiền. Công ty thuế Belizean của Ahonen được thành lập bởi một nhà cung cấp dịch vụ có tên AABOL. Ahonen thành lập công ty của mình bằng cách sử dụng một ưu đãi gọi là "Ultra Protection Package", cho phép che dấu danh tính của người thành lập công ty và các cổ dông có liên quan. Trong một thư trả lời được gửi tới Tổ chức các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ), công ty AABOL cho biết họ không thể bình luận về trường hợp của các khách hàng cá nhân. Công ty cũng phủ nhận việc vi phạm luật chống rửa tiền và nói thêm rằng họ đang xem xét kỹ lại lý lịch của các khách hàng.

bottom of page