top of page

Tìm hiểu hơn 1,000 thuật ngữ kinh tế được giải thích dễ hiểu và những khóa học về kinh tế tài chính. Đăng ký ngay để được miễn phí giải đáp câu hỏi về tài chính kinh tế!

Đầu tư giá trị (Value Investing) là gì?

Đầu tư giá trị (Value Investing) là gì?

Đầu tư giá trị- một chiến lược đầu tư mà Warren Buffett - nhà đầu tư vĩ đại đã áp dụng thành công hơn 50 năm qua với tỷ suất sinh lợi lên tới 20.9%/năm , vượt trội hẳn so với mức 9.9%/năm của chỉ số S&P 500. Vậy đầu tư giá trị là chiến lược như thế nào để có mức sinh lời khủng đến vậy?

1. Đầu tư giá trị là gì?


Đầu tư giá trị (Value investing) là một chiến lược nhằm tìm kiếm các cổ phiếu bị định giá thấp hơn giá trị thực của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư sẽ săn lùng những mã cổ phiếu mà họ cho rằng thị trường đang bị định giá thấp hơn giá trị nội tại hoặc giá trị sổ sách của doanh nghiệp.


Chiến lược này được thiết kế bởi Benjamin Graham, người thầy của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett, trong một bài giảng kinh tế tại trường Đại học kinh doanh Columbia vào năm 1920. Đầu tư giá trị là một chiến lược đã được chứng minh là hiệu quả trong thời gian dài, mang lại nhiều lợi nhuận cho nhiều nhà đầu tư kỳ cựu khi tham gia thị trường chứng khoán. Trong đó, Warren Buffett có lẽ là nhà đầu tư giá trị nổi tiếng nhất hiện nay. Ngoài ra, Benjamin Graham (giáo sư và cố vấn của Buffet), David Dodd, Charlie Munger, Christopher Browne và Seth Klarman cũng là những bậc thầy theo đuổi đầu tư giá trị.


2. Các bước đầu tư giá trị


Chiến lược đầu tư giá trị dài hạn yêu cầu nhà đầu tư phải có khả năng định giá doanh nghiệp thực chất đáng giá bao nhiêu, dựa trên các yếu tố chưa được thị trường biết đến như: lợi nhuận chưa được khai phá, giá trị của tài sản đang sở hữu, triển vọng nếu tái cấu trúc doanh nghiệp, bản quyền hoặc sở hữu trí tuệ đáng giá….  Do đó, nhà đầu tư cần phải có đầy đủ những kiến thức, kinh nghiệm và sự hiểu biết về ngành, về doanh nghiệp đó, về mô hình kinh doanh và phải nắm chắc khả năng định giá tài sản và bóc tách các hoạt động bị ẩn đi. Vì những yếu tố này đòi hỏi thời gian và kiến thức để nghiên cứu rất sâu, thị trường thường sẽ định giá không chính xác giá trị của công ty. Vì vậy, các nhà đầu tư theo trường phái giá trị sẽ tận dụng những lúc thị trường biến động mạnh khi xuất hiện tin xấu hoặc những lúc thị trường lãng quên doanh nghiệp đó, dẫn đến biến động giá cổ phiếu không tương ứng với giá trị thực của công ty, sau đó nắm bắt cơ hội sinh lời bằng cách mua cổ phiếu với giá trị thấp hơn nhiều so với giá trị thực của công ty.


Tuy nhiên đầu tư giá trị cần sự kiên nhẫn, đặc biệt trong khoản chọn lọc, tìm kiếm, đánh giá tỉ mỉ một công ty và có thể phải chờ đợi một thời gian dài để thị trường phản ánh đúng giá trị của cổ phiếu, trong khi thị trường lại biến động từng ngày, do đó không phải ai cũng có thể theo đuổi chiến lược đầu tư này.


3. Giá trị nội tại và giá trị đầu tư


Trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư có thể mua một cổ phiếu rẻ hoặc cổ phiếu giảm giá là khi cổ phiếu đó đang được định giá thấp hơn so với giá trị thực tế của nó. Các nhà đầu tư giá trị thường mong đợi ở khoản lợi nhuận lớn từ lượng cổ phiếu đó ở các giao dịch bán sau này.


Các nhà đầu tư giá trị thường sử dụng các số liệu khác nhau để tìm cách định giá hoặc tìm ra giá trị nội tại/ giá trị thực (intrinsic value) của cổ phiếu đó. Một số chỉ số được sử dụng để định giá cổ phiếu bao gồm:

  • Chỉ số P/B(Price-to-book/Book value) (P/B) là chỉ số được dùng để so sánh giá của một cổ phiếu đang lưu hành với giá trị trên sổ sách của cổ phiếu đó.


Trong đó: Market price per share: giá cổ phiếu lưu hành trên thị trường

Book value per share: giá trị cổ phiếu trong sổ sách


  • Chỉ số P/E(Price-to-earnings) (P/E) là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) và thu nhập trên một cổ phiếu (EPS - Earning Per Share)


Trong đó: Price Per Share: giá trên một cổ phiếu đang lưu hành

Earning Per Share: lợi nhuận thu được trên một cổ phiếu


Khi đem so sánh các chỉ số này với mặt bằng chung của các doanh nghiệp trong ngành, hay so sánh với mức định giá của chính cổ phiếu đó trong quá khứ, ta sẽ thấy được mức độ đắt/rẻ của cổ phiếu đó, và đoán được liệu những cổ phiếu này có đang bị định giá thấp so với giá trị thực tế hay không. Ngoài ra, còn nhiều phương pháp phức tạp khác để xem xét giá trị thực của cổ phiếu như thuê một bên thẩm định giá chuyên nghiệp để xem xét giá trị thực tế của các tài sản DN.


4. Ví dụ thực tế với đầu tư giá trị


Các nhà đầu tư giá trị thường tìm cách lợi dụng các biến động của thị trường trong những thời điểm công bố báo cáo tài chính một quý hoặc một năm để thâu tóm một cổ phiếu có nội tại doanh nghiệp tốt với giá rẻ.


Như một ví dụ thực tế trong lịch sử, vào ngày 4 tháng 5 năm 2016, Fitbit - một công ty cung cấp các thiết bị điện tử theo dõi sức khỏe như đồng hồ đo nhịp tim, máy đếm bước đi, … - đã công bố báo cáo thu nhập Q1 năm 2016 gây thất vọng khi lợi nhuận giảm mạnh so với năm trước trong khi doanh thu vẫn đạt 505,4 triệu đô la, tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều nhà đầu tư cho rằng đây là tín hiệu xấu khi Fitbit phải chịu áp lực cạnh tranh về giá quá lớn để giành thị phần hoặc đã chi ra quá nhiều chi phí để R&D (nghiên cứu và phát triển) sản phẩm và đã bán tháo cổ phiếu. Tuy nhiên, những nhà đầu tư giá trị lại hiểu rất rõ rằng lợi nhuận quý đầu giảm chỉ do việc hạch toán chi phí R&D nhất thời và các chỉ số tài chính khác của Fitbit vẫn đang ở mức rất tốt.


Sau đợt bán tháo khi giá cổ phiếu giảm 20%, họ đã gom dần cổ phiếu của Fitbit ở mức giá rất thấp (tụt giảm đến 75% giá trị chỉ sau thời gian ngắn). Những quý sau đó, đúng như những nhà đầu tư giá trị dự đoán, kết quả kinh doanh của Fitbit không chỉ hồi phục mà thậm chí còn tăng mạnh trong cả năm 2016 và giá cổ phiếu đã tăng gấp 2 lần từ mức đáy được thiết lập trước đó. Nhiều nhà đầu tư theo trường phái giá trị đã kiếm được rất nhiều từ thương vụ này.

bottom of page