top of page

Tìm hiểu hơn 1,000 thuật ngữ kinh tế được giải thích dễ hiểu và những khóa học về kinh tế tài chính. Đăng ký ngay để được miễn phí giải đáp câu hỏi về tài chính kinh tế!

Cổ phiếu (Stock) là gì?

Cổ phiếu (Stock) là gì?

Cổ phiếu là giấy chứng nhận số tiền mà cổ đông đã đầu tư vào doanh nghiệp. Nó được phát hành dưới dạng văn bản chứng nhận, hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu cổ phần của cổ đông và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư khi tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Ví dụ: nếu một công ty có 1.000 cổ phiếu đang lưu hành và một người sở hữu 100 cổ phiếu, mỗi người đó sẽ sở hữu 10% tài sản và hưởng 10% trên tổng lợi nhuận của công ty. Các công ty thường xuyên phát hành (bán) cổ phiếu để huy động vốn hoạt động kinh doanh của họ.

Một số đặc điểm của cổ phiếu

  • Cổ phiếu là dấu hiệu của giá trị, là tài sản thực sự của người sở hữu cổ phiếu.

  • Cổ phiếu là một chứng khoán vĩnh viễn (vô thời hạn, không hoàn vốn).Thời hạn của cổ phiếu gắn chặt với thời hạn caủa công ty phát hành ra nó. Thời gian đáo hạn chính bằng thời hạn tồn tại của công ty. Một khi công ty phá sản, giải thể thì cổ phiếu cũng không tồn tại.

  • Cổ phiếu có khả năng sinh lời, giá cổ phiếu biến động mạnh và nhiều nhất là ở trên thị trường thứ cấp. Do bị tác động bởi nhiều nhân tố và nhân tố quan trọng nhất đó là kết quả kinh doanh của công ty.

  • Cổ phiếu dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt, thế nên tính thanh khoản của cổ phiếu cao.Tuy nhiên, tính thanh khoản cổ phiếu phụ thuộc vào  kết quả kinh doanh của tổ chức phát hành và  mối quan hệ cung – cầu trên thị trường.

  • Tính rủi ro của cổ phiếu là khá cao, nguyên nhân là giá trị của cổ phiếu phụ thuộc vào các yếu tố như khả kinh doanh của tổ chức phát hành, tình hình chính trị, kinh tế và xã hội của quốc gia, toàn thế giới,...Ngoài ra, giá trị cổ phiếu còn ảnh hưởng bởi tâm lý của số đông nhà đầu tư. Khi gặp các thông tin không chính xác, sự thiếu hiểu biết của nhà đầu tư cũng khiến cổ phiếu rủi ro nhiều hơn. Tất nhiên, rủi ro cao thường sẽ đi kèm với kỳ vọng về lợi nhuận lớn. Điều này tạo nên sự hấp dẫn của cổ phiếu cho nhà đầu tư.

Những loại cổ phiếu hiện diện trên thị trường


HIện nay, trên thị trường có 2 loại cổ phiếu là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi


Điểm giống nhau

Cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi đều là cổ phiếu, chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong một công ty:

  • Là công cụ kêu gọi vốn cho doanh nghiệp.

  • Do công ty cổ phần phát hành.

  • Thời hạn: trung và dài hạn ( 1 năm trở lên).

  • Phát hành qua Bộ tài chính và Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước (UBCKNN).

Điểm khác nhau


  • Lợi tức

Cổ phiếu thường: Có lợi tức không ổn định, tùy thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty và sau khi trả lợi tức cho trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi.

Cổ phiếu ưu đãi: Có lợi tức ổn định theo một tỷ lệ cố định trên mệnh giá. Tùy vào các loại cổ phiếu ưu đãi khác nhau mà có chính sách chia cổ tức khác nhau: cổ phiếu ưu đãi tích lũy, cổ phiếu ưu đãi không tích lũy, cổ phiếu ưu đãi tham dự chia phần.


  • Cổ tức

Cổ phiếu thường: Tổ tức thay đổi tùy theo kết quả hoạt động kinh doanh

Cổ phiếu ưu đãi: Cổ tức cố định


  • Số lượng cổ phiếu

Cổ phiếu thường: Nhiều

Cổ phiếu ưu đãi: Ít


  • Quyền biểu quyết

Cổ phiếu thường: Được quyền biểu quyết trong hội đồng cổ đông

Cổ phiếu ưu đãi: Không được quyền biểu quyết trong hội đồng cổ đông, trừ cổ phiếu ưu đãi biểu quyết


  • Quyền quản lý

Cổ phiếu thường: Được quyền tham gia quản lý công ty

Cổ phiếu ưu đãi: Không được tham gia bầu cử và ứng cử trong hội đồng quản trị


  • Khi công ty phá sản

Cổ phiếu thường: Người sở hữu cổ phiếu thường là người cuối cùng được hưởng tiền thanh lý.

Cổ phiếu ưu đãi: Người nắm cổ phiếu ưu đãi nhận được tiền thanh lý tài sản trước cổ đông thường.


Làm thế nào để các nhà đầu tư mua cổ phiếu?


Nhà đầu tư có hai cách để mua cổ phiếu:

Thứ nhất, mua cổ phiếu trực tiếp từ doanh nghiệp phát hành chúng.

  • Trường hợp này thường xảy ra với các công ty khởi nghiệp. Họ sẽ thực hiện việc kêu gọi các tổ chức, công ty lớn đầu tư vào, đổi lại các công ty lớn sẽ được hưởng phần trăm cổ phần từ công ty khởi nghiệp.

  • Các nhà đầu tư có thể tham gia vào quản lý, điều hành, chuyển giao công nghệ, cách thức quản lý… để các công ty khởi nghiệp có thể tăng trưởng, chiếm lĩnh thị trường.

  • Và khi doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán, họ sẽ bán số cổ phần cho các nhà đầu tư khác và thu về lợi nhuận.

  • Nếu các bạn đã xem Shark Tank Việt Nam thì đó là một ví dụ điển hình cho hình thức mua cổ phiếu này.

Thứ hai, mua và bán trên các sàn giao dịch chứng khoán (thông qua một cổ đông nào đó).

  • Sau khi một công ty phát hành lần đầu ra công chúng (IPO), cổ phiếu của họ sẽ có sẵn để các nhà đầu tư mua và bán trên một sàn giao dịch.Các nhà đầu tư sẽ sử dụng tài khoản môi giới để mua cổ phiếu trên sàn giao dịch, tài khoản này sẽ niêm yết giá mua (giá mua) hoặc giá bán (ưu đãi).

  • Giá của cổ phiếu chịu ảnh hưởng của các yếu tố cung và cầu trên thị trường, trong số các yếu tố khác.


Lợi nhuận của cổ phiếu là từ đâu?


Cụ thể, dưới đây là 2 nguồn lợi nhuận bạn có thể thu được khi đầu tư cổ phiếu:

  • Hưởng chênh lệch giá (giữa giá mua vào và giá bán ra). Dễ hiểu hơn là khi, bạn mua cổ phiếu với giá thấp và bán ra với giá cao hơn, phần chênh chệch đó chính là lợi nhuận bạn thu được.

  • Hưởng cổ tức (bằng tiền mặt hoặc bằng cổ phiếu). Cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế được doanh nghiệp chia cho cổ đông. Nắm giữ càng nhiều cổ phiếu, thì lợi nhuận bạn kiếm được càng cao và nó hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty.


Vậy, mua cổ phiếu ở đâu tại Việt Nam?


Nếu bạn đang tìm đến các mã cổ phiếu của các công ty trong nước như Vingroup, Vinamilk, Vietnam Airline, FPT, Viettel…thì chắc chắn sẽ tiến hành giao dịch trên các sàn giao dịch lớn sau đây: sàn chứng khoán TP Hồ Chí Minh – HOSE (dành cho doanh nghiệp đã niêm yết), sàn chứng khoán Hà Nội – HNX (các doanh nghiệp đã niêm yết nhưng quy mô nhỏ hơn hoặc chỉ mới thành lập), và sàn chứng khoán UPCOM (dành cho doanh nghiệp đã chào bán cổ phiếu nhưng chưa niêm yết).

Niêm yết trên một sàn tức là doanh nghiệp đó có nghĩa vụ công bố các thông tin từ hoạt động kinh doanh đến báo cáo tài chính và định kỳ hàng năm phải tổ chức một buổi gặp mặt với các cổ đông để tổng kết hoạt động kinh doanh và kế hoạch năm tới (được gọi là Đại hội cổ đông thường niên). Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng niêm yết vì đây là hoạt động không bắt buộc và đòi hỏi công bố nhiều thông tin, cho nên có rất nhiều doanh nghiệp lớn ở Việt Nam sẽ không có mã cổ phiếu trên sàn chứng khoán để giao dịch.


Hiện nay, 3 sàn giao dịch lớn tại Việt Nam đã  liên kết với rất nhiều công ty môi giới chứng khoán, mọi người không đăng ký mua trực tiếp trên các sàn này mà chỉ có thể đăng ký nhanh chóng qua các công ty môi giới phân phối của 3 sàn này như Công ty chứng khoán ACB, Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt, FPTS – Công ty chứng khoán FPT, Công ty cổ phần chứng khoán SSI,....

bottom of page