top of page

Tìm hiểu hơn 1,000 thuật ngữ kinh tế được giải thích dễ hiểu và những khóa học về kinh tế tài chính. Đăng ký ngay để được miễn phí giải đáp câu hỏi về tài chính kinh tế!

Bẫy thu nhập trung bình (Middle Income Trap)

Bẫy thu nhập trung bình (Middle Income Trap)

Việc sập bẫy thu nhập trung bình của Việt Nam đang dần dần hiện rõ. Nhìn về Việt Nam, theo số liệu của World Bank công bố vào năm 2008, Việt Nam có thu nhập bình quân đầu người ( GNI/ người) đạt mức 980$, vượt chuẩn 975$ và chính thức trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Tuy nhiên, đến năm 2020, Việt Nam vẫn loay hoay và chưa thể vượt lên để gia nhập nhóm các quốc gia thu nhập trung bình cao. Trong khi đó, tình trạng già hóa dân số và cạnh tranh gay gắt của các quốc gia phát triển đang gây sức ép không hề nhỏ lên nền kinh tế quốc dân.
Vậy bẫy thu nhập trung bình là gì? Và những nguyên nhân nào dẫn đến bẫy thu nhập trung bình? Hãy cùng Shark Kinh tế tìm hiểu thuật ngữ này nhé!

Bẫy thu nhập trung bình là gì?


Bẫy thu nhập trung bình (MIT) là tình huống trong đó quốc gia có thu nhập trung bình rơi vào tình trạng kinh tế trì trệ và không thể đạt mức thu nhập cao hơn vì một số lý do. Nói cách khác, bẫy thu nhập trung bình được định nghĩa là tình huống trong đó một quốc gia thành công trong việc nâng nền kinh tế của nó khỏi tình trạng kém phát triển, thu nhập thấp thành một quốc gia đang phát triển, thu nhập trung bình nhưng sau đó chỉ giậm chân tại chỗ  ở mức đó mà không thể gia nhập nhóm nước đã phát triển, thu nhập cao.

Về bản chất, một nước vướng vào bẫy thu nhập trung bình khi không thể tăng trưởng kinh tế đủ nhanh để trở thành quốc gia có thu nhập cao. Thật vậy, một quốc gia được nhận định là rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp nếu không thể thoát ra khỏi nhóm thu nhập trung bình thấp trong vòng 28 năm, và một quốc gia được nhận định là rơi vào bẫy thu nhập trung bình cao nếu không thể thoát ra khỏi nhóm thu nhập trung bình cao trong vòng 14 năm.  


Nguyên nhân của bẫy thu nhập trung bình


Nhìn chung, nguyên nhân dẫn đến việc “sập bẫy” thu nhập trung bình chính là khả năng cạnh tranh hạn chế của các quốc gia. Nhìn một cách khách quan, khả năng cạnh tranh này bị kìm hãm bởi các quốc gia thu nhập cao lẫn thu nhập thấp. Ở quốc gia thu nhập thấp, lao động giá rẻ, đồng nội tệ mất giá và các ưu đãi đặc biệt khiến giá thành sản phẩm rẻ hơn nên sức cạnh tranh của quốc gia thu nhập trung bình bị ảnh hưởng. Trong khi đó, ở các quốc gia phát triển, công nghệ hiện đại tạo ra khoảng cách lớn về sức cạnh tranh, thậm chí có thể giữ vị trí độc quyền, cũng làm cho quốc gia thu nhập trung bình bị kìm hãm đà tăng. Tuy nhiên, nhìn một cách chủ quan, tốc độ tăng trưởng chậm lại xuất phát từ nhiều yếu tố và ứng với các quốc gia lại có những yếu tố nội bộ riêng biệt. Cụ thể, nguyên nhân xuất phát từ chính quốc gia đó có thể chia làm 2 dạng. Thứ nhất là các nguyên nhân kích hoạt bẫy thu nhập trung bình, và thứ hai là nguyên nhân làm cho quốc gia không thể thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.


Đối với các nguyên nhân kích hoạt bẫy thu nhập trung bình, một số đặc điểm chính có thể nêu ra như: 

+ Không có khả năng gia tăng đầu vào vì sự gia tăng mức lương và đầu tư công quá mức

+ Một số vấn đề đặc thù có thể kể đến như: phụ thuộc quá nhiều vào sản xuất cho xuất khẩu, sự chênh lệch thu nhập theo khu vực, bất bình đẳng trong thu nhập giữa các hộ và vấn đề già hóa dân số 


Đối với các yếu tố khiến quốc gia không thể thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, một số ý chính có thể được liệt kê như:

+ Thiếu sự đầu tư đổi mới vào R&D

+ Sử dụng cơ sở hạ tầng không hiệu quả

+ Thiếu sự dịch chuyển lao động giữa các ngành

+ Hoạt động đào tạo dạy nghề và bậc đại học kém hiệu quả

+ Sự độc quyền của doanh nghiệp Nhà nước ở một số ngành công nghiệp quan trọng

+ Khả năng thực hiện chiến lược tăng trưởng của Chính phủ bị hạn chế vì nhiều lý do khác như cạnh tranh quốc tế, địa chính trị, nơ công chính phủ,...

+ Khả năng quản trị nền kinh tế của Chính phủ  kém và gia tăng tình trạng tham nhũng

+ Bảo hộ quá mức các ngành năng suất thấp ( ví dụ: nông nghiệp)

Nhìn chung, các quốc gia sập bẫy đều không có khả năng giải quyết bài toán bẫy thu nhập trung bình và một số yếu tố khác như thất bại trong việc kích cầu nội địa, thất bại trong thực hiện phân phối thu nhập công bằng, chậm phát triển con người và sự thiếu hụt ngân sách cho hoạt động  cải cách kinh tế.


Bẫy thu nhập trung bình và tình trạng một số quốc gia


Bẫy thu nhập trung bình không phải là tình trạng hiếm gặp ở nền kinh tế hiện đại. Hầu hết các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á đều rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Một số quốc gia được cho rằng lâm vào bẫy này trong suốt một thời gian dài có thể kể đến như Indonesia, Malaysia, Philipines và điển hình là Thái Lan. Thật vậy với mức tăng trưởng thu nhập không cao, Thái Lan mãi loay hoay trong nhóm thu nhập trung bình từ trước 1987 đến tận bây giờ. Trong khi đó, một số quốc gia thuộc châu Mỹ La tinh cũng không thể thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Tương tự như Thái Lan, các quốc gia Mỹ La-tinh cho thấy sự hụt hơi trong việc leo lên các bậc thang cao hơn của thu nhập. Tới năm 2010, Paraguay và Cộng hòa Dominica đã ở mức thu nhập trung bình thấp hơn trong 38 năm, trong khi Colombia và Peru là các quốc gia có thu nhập trung bình trong 61 năm. Và tính đến 2021, chưa có bất kỳ quốc gia nào trong 4 quốc gia trên vượt được bẫy thu nhập trung bình.

Việc sập bẫy thu nhập trung bình của Việt Nam đang dần dần hiện rõ. Nhìn về Việt Nam, theo số liệu của World Bank công bố vào năm 2008, Việt Nam có thu nhập bình quân đầu người ( GNI/ người) đạt mức 980$, vượt chuẩn 975$ và chính thức trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Tuy nhiên, đến năm 2020, Việt Nam vẫn loay hoay và chưa thể vượt lên để gia nhập nhóm các quốc gia thu nhập trung bình cao. Trong khi đó, tình trạng già hóa dân số và cạnh tranh gay gắt của các quốc gia phát triển đang gây sức ép không hề nhỏ lên nền kinh tế quốc dân.

bottom of page