Tìm hiểu hơn 1,000 thuật ngữ kinh tế được giải thích dễ hiểu và những khóa học về kinh tế tài chính. Đăng ký ngay để được miễn phí giải đáp câu hỏi về tài chính kinh tế!
Bẫy thanh khoản (Liquidity Trap) trong kinh tế vĩ mô là gì?

Bẫy thanh khoản là một hiện tượng xảy ra khi chính sách tiền tệ của một nền kinh tế mất khả năng điều tiết và thúc đẩy sản xuất do lãi suất của nền kinh tế lúc này đã ở mức rất thấp, khiến người dân chỉ muốn giữ tiền mặt mà không đi gửi tiết kiệm hoặc đi đầu tư, và do đó Ngân hàng Trung ương (NHTW) mất đi công cụ điều tiết kinh tế của mình. Kết quả là dù có hạ lãi suất thêm nữa, nền kinh tế vẫn khó có thể phục hồi lại được.
Bẫy thanh khoản (Liquidity Trap) trong kinh tế vĩ mô là gì?
Bẫy thanh khoản là một hiện tượng xảy ra khi chính sách tiền tệ của một nền kinh tế mất khả năng điều tiết và thúc đẩy sản xuất do lãi suất của nền kinh tế lúc này đã ở mức rất thấp, khiến người dân chỉ muốn giữ tiền mặt mà không đi gửi tiết kiệm hoặc đi đầu tư, và do đó Ngân hàng Trung ương (NHTW) mất đi công cụ điều tiết kinh tế của mình. Kết quả là dù có hạ lãi suất thêm nữa, nền kinh tế vẫn khó có thể phục hồi lại được.
Hiểu thêm về bẫy thanh khoản
Khi nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái, năng suất và sản lượng lao động giảm rất thấp so với mức tối ưu, Ngân hàng Trung ương có xu hướng sử dụng các chính sách tài khóa và tiền tệ để thúc đẩy nền kinh tế (tăng mức đầu tư công, giảm thuế, giảm lãi suất cho vay,...), đặc biệt là giảm mặt bằng lãi suất, công cụ thường được sử dụng để giúp doanh nghiệp có thể vay vốn rẻ để mở rộng sản xuất trở lại. Tuy nhiên, khi mặt bằng lãi suất giảm, lãi suất tiền gửi ngân hàng và lãi từ các tài sản tài chính khác cũng giảm theo, và khi đó, mọi người không còn muốn gửi tiền vào ngân hàng hay đi đầu tư vào doanh nghiệp nữa. Ngân hàng không huy động được nguồn vốn sẽ dẫn đến tỷ lệ cho vay thấp, các doanh nghiệp thiếu nguồn vốn sẽ ngừng đầu tư và sản xuất. Cuối cùng, chính sách tiền tệ thất bại trong việc thúc đẩy kinh tế hồi phục, và nền kinh tế đó rơi vào bẫy thanh khoản.
Nhưng trong một số trường hợp, không phải NHTW không biết đến hậu quả của bẫy thanh khoản và không lường trước được điều này trước khi đưa ra các chính sách tiền tệ. Đó có thể chỉ là nguyên nhân của độ trễ từ chính sách tiền tệ được áp dụng rất lâu trước đó. Giải thích dễ hiểu, các NHTW thường xuyên điều tiết cung tiền để kiểm soát lạm phát và thúc đẩy kinh tế ở mức hợp lý. Tuy nhiên, tiền cũng cần có thời gian để di chuyển từ NHTW, qua các ngân hàng thương mại rồi đến tay doanh nghiệp, thế nên ảnh hưởng của một chính sách tiền tệ có thể mất 6 tháng tới 2 năm để thể hiện rõ lên số liệu đầu tư và sản xuất. Điều này khiến cho các số liệu vĩ mô khi tính toán bị sai lệch và NHTW có thể đưa ra các chính sách tiền tệ sai lầm dẫn tới tình huống rơi vào bẫy thanh khoản.
Theo thuyết Kinh tế học Keynes cho rằng khi nền kinh tế sập bẫy thanh khoản thì Chính phủ cần tập trung vào chính sách tài khóa như giảm thuế và tăng chi tiêu công, tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu, và thúc đẩy đổi mới công nghệ. Nghĩa là lúc này, chính phủ chủ động cầm cờ đi tiên phong sản xuất để thúc đẩy mọi người đi theo, từ đó bẫy thanh khoản mới dần dần được gỡ bỏ.
Nhật Bản và bẫy thanh khoản
Sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng ở Nhật Bản từ đầu những năm 1950 đến đầu những năm 1970 không chỉ nhờ các chính sách đặc biệt của Chính phủ và các cuộc cách mạng, mà còn có được nhờ sự nỗ lực làm việc chăm chỉ của chính người dân. Khả năng ứng dụng và học hỏi khoa học kỹ thuật tiên tiến đã giúp cho Nhật Bản có một bước nhảy thần kỳ. Tuy nhiên, Chính phủ Nhật Bản sau đó đã có những sai lầm về chính sách kinh tế, một trong số đó chính là hành động giảm lãi suất quá mức khiến Nhật Bản rơi vào khủng hoảng và cuối cùng mắc kẹt trong bẫy thanh khoản. Từ tháng năm 1980, Nhật Bản bắt đầu bước vào thập kỉ vàng (1980s), lãi suất ở Nhật Bản bắt đầu được hạ thấp một cách nhanh chóng, bắt đầu từ mức 8.0% xuống chỉ còn 2.5% vào tháng 5/1989 và tiến tới áp dụng chính sách lãi suất “zero” ( lãi suất bằng không) kể từ năm 1996. Việc duy trì lãi suất tiệm cận 0% đã khiến cho Nhật Bản đối diện với bong bóng nhà đất và tài sản, và khi bong bong đó vỡ vào năm 1990, tỷ lệ đầu tư bắt đầu giảm xuống đáng kể, người dân rút dần gửi tiết kiệm và nền kinh tế trì trệ trong suốt 10 năm tiếp theo (gọi là Thập kỉ mất mát). Mặc dù Nhật Bản sau đó đã thực hiện rất nhiều chính sách như phát tiền cho người dân để chi tiêu, duy trì lãi suất âm, khuyến khích đầu tư, người dân Nhật giờ đã trở nên quen với lối sống giữ tiền mặt và nền kinh tế Nhật mắc kẹt trong bẫy thanh khoản.
Hiện nay, tác động của bẫy thanh khoản đến nền kinh tế Nhật Bản đã được giảm bớt, tuy nhiên, chính Nhật Bản vẫn còn phải gánh chịu những tàn dư của nó. Cụ thể, vì đầu tư tư nhân thấp, Nhật Bản vẫn phải duy trì lãi suất âm nhằm khuyến khích đầu tư và hạn chế việc tích trữ tiền để thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu.