top of page

Tìm hiểu hơn 1,000 thuật ngữ kinh tế được giải thích dễ hiểu và những khóa học về kinh tế tài chính. Đăng ký ngay để được miễn phí giải đáp câu hỏi về tài chính kinh tế!

Bất động sản nhà ở (Residential Real Estate) là gì?

Bất động sản nhà ở (Residential Real Estate) là gì?

Bất động sản nhà ở là những bất động sản phục vụ cho mục đích cư trú. Ví dụ: đất nền (chỉ một mảnh đất trống, không có công trình trên đó), nhà phố, nhà hẻm, căn hộ tái định cư/bình dân/cao cấp, căn hộ biệt thự, …Ngoài ra, bất động sản nhà ở tại Việt Nam khá đa dạng theo nhiều loại hình và quy mô khác nhau: khu đô thị, studio, nhà trọ, penthouse trên các tòa nhà thương mại, nhà mặt phố...

1. Ưu điểm


Nhà vừa sử dụng để ở vừa nắm giữ chờ tăng giá: 


Một số BĐS nhà ở còn ngăn cách thành khu vực để ở và khu vực cho thuê kinh doanh để kiếm thêm thu nhập mặc dù phần thu nhập này thường không nhiều bằng loại hình BĐS thương mại. Tuy nhiên nhìn chung phần thu nhập thêm này cũng đủ bù đắp lãi vay ngân hàng định kỳ giúp giảm bớt áp lực tài chính cho người vay mua nhà.


Có thể cho thuê dễ dàng hơn các loại hình khác: 


Nhu cầu nhà ở vẫn luôn là nhu cầu cao nhất trong các loại hình bất động sản, đặc biệt là những khu vực có vị trí đẹp gần trung tâm thành phố, có nhiều tiện ích xung quanh, thuận tiện để đi học, đi làm,... Nhìn chung, BĐS nhà ở không cần quá khắt khe về mặt bằng như BĐS thương mại và những vị trí trong thành phố nhưng nằm ở trong ngõ, hẻm vẫn có thể cho thuê với giá tốt.


Ít cần đầu tư thêm các tiện ích đi kèm: 


Đặc biệt, BĐS nhà ở ít cần chú trọng tới việc đầu tư các tiện ích đi kèm vì người thuê thường sẽ tự bỏ chi phí riêng để cải tạo và nâng cấp chỗ ở theo sở thích của họ nên phần vốn đội lên thấp, an toàn hơn các loại hình khác.


2. Nhược điểm:


Thanh khoản hạn chế: 


Nhà đất là tài sản có giá trị lớn nên tính thanh khoản hạn chế. Sau quá trình xây dựng, phát triển thì việc bán hàng là một khâu quan trọng. Nếu không bán hàng được sẽ làm giảm vòng xoay tiền và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của nhà đầu tư.


Rủi ro về quản lý: 


Trường hợp này khá phổ biến tại thị trường địa ốc Việt Nam khi các chủ đầu tư chọn những nhà thầu thiếu chuyên nghiệp, chậm tiến độ và phát sinh chi phí cho dự án, làm gây khó khăn cho thanh khoản của tài sản.


Rủi ro về thị trường: 


Các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm, dân số, kinh tế nói chung có tác động làm tăng hoặc giảm nhu cầu sở hữu nhà và tác động trực tiếp đến lợi nhuận nhà đầu tư.


Rủi ro đòn bẩy tài chính: 


Đây là con dao hai lưỡi khi nhà đầu tư tính toán sai lệch về tính thanh khoản của tài sản, dẫn đến việc ngưng đọng vốn và lãi suất khi vay thế chấp. Cho nên các nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định sử dụng đòn bẩy tài chính.


3. Thị trường nhà ở tại Việt Nam


Bất động sản nhà ở đang ngày càng nóng lên khi mật độ dân cư tập trung ngày càng đông hơn và hạ tầng cũng hiện đại hơn. Nhiều tỉnh đã được nâng lên làm thành phố, càng thu hút người dân về sinh sống và làm việc. Đồng thời, thủ tục pháp lý ngày càng siết chặt với ngành bất động sản đã khiến thị trường ngày càng tập trung vào một số ít ông lớn có mối quan hệ và tiềm lực tài chính mạnh như Vingroup, Vạn Thịnh Phát, FLC, Nam Long, Khang Điền. Dự kiến bất động sản nhà ở sẽ ngày càng đắt đỏ khi quỹ đất cạn dần trong khi Việt Nam đang bước vào thời kỳ dân số vàng và phát triển mạnh về kinh tế.

bottom of page